Giới thiệu

Quà Quê, Bánh Răng Bừa Bà Điển chuyên cung cấp bánh truyền thống cho đám tiệc gia đình như đám hỏi, đám cưới, và các lễ cúng dâng,…

Bánh răng bừa có nguồn gốc từ huyện Thọ Xuân (tỉnh Thanh Hóa). Truyện xưa kể rằng, vào thời vua Lê Hoàn vào mỗi dịp Lễ đầu năm, vua Lê Hoàn thường đích thân xuống đồng cày ruộng mong cho một năm bình yên, mùa màng bội thu cho nhân dân khắp nước. Để đền đáp lại vua, nhân dân ở đây đã làm món bánh này với lòng thành kính dâng lên cho vua thưởng thức. Để làm ra món bánh này, thì gạo làm bánh phải được chắt lọc từng hạt với mong muốn làm nên những chiếc bánh với hương vị riêng. Chiếc bánh có hình thon dài, giống những chiếc răng của cái bừa- một công cụ lao động của người làm nông. Bên cạnh việc có hình dáng giống thì bánh răng bừa cũng biểu tượng cho thành quả lao động một năm của người nông dân.

Quà Quê, bánh răng bừa Bà Điển bán hàng với tiêu chí:

  • An toàn -Sạch sẽ – Trong lành -Thuần thiên nhiên. Bánh răng bừa Bà Điển luôn sử dụng nguyên liệu tự nhiên để làm ra chiếc bánh ngon và an lành cho Quý khách.
  • Trung thực – Tận tâm – Tử tế tiếp đãi khách ân cần, vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi, để ” Quà Quê, Bánh Răng Bừa Bà Điển trong tim ai cũng nhớ!”

Lưa chọn nguyên liệu thuần thiên nhiên để tạo nên chiếc bánh răng bừa Bà Điển

Bánh răng bừa Bà Điển được làm từ bột gạo tẻ, nhân thịt nạc vai, mộc nhĩ, hành tím gói bằng lá dong  rồi đem hấp chính. Tuy nguyên liệu làm bánh rất dễ tìm ở các vùng quê nhưng qua bàn tay các bà, các mẹ, các dì ở miền quê Xứ Thanh chọn lọc, chế biến thì mới tạo nên nét đặc trưng của bánh răng bừa, làm vừa lòng người thưởng thức.

Gạo để làm bánh phải là gạo tẻ, dẻo, thơm và ngon nhất trong tất cả các loại gạo. Gạo được ngâm trong nước sạch từ 3-4h sau đó vo, đãi thật sạch, loại bỏ các hạt đen, hư và tạp chất; sau đó đem xay. Người Thanh Hóa ưa chuộng xay gạo với nước bằng cối xay bột thủ công để bột trắng mịn, dẻo. Sau đó, ráo bột bằng nồi to, khuấy bột liên tục để bột mịn, không vón cục và không được quá chín, đến khi nào khuấy bột sền sệt, nặng tay thì bắc ra ngoài chuẩn bị gói bánh.

Để chiếc bánh thêm vị béo ngậy thì người ta làm thêm nhân bánh. Nhân bánh được làm từ thịt nạc vai, mộc nhĩ, hành khô băm nhỏ, trộn với tiêu, muối rồi xào lên, đến khi nào mùi thơm tỏa khắp nhà thì bạn lấy ra.

Lá để gói bánh cũng được chọn lọc kỹ càng. Lá bánh phải dùng lá dong rừng  rửa sạch,  để gói chiếc bánh được vuông góc, tròn đều.

Gói bánh: Múc từng thìa bột, rải đều lên lá bánh theo chiều dài, sau đó cho nhân đã xào vào giữa lớp bột, gói sao cho hai đầu chiếc bánh thon dài, phần giữa gồ lên để giống chiếc răng bừa, vuốt đều, và gập 2 đầu lá lại với nhau.

Hấp bánh: Khi đã gói bánh xong xếp bánh vào xửng theo chiều thẳng đứng sát với nhau để hơi nước tỏa đều, từ khi nước sôi 30 phút kiểm tra bánh, nếu được vớt ra cho ráo nước và thưởng thức bánh với một chén nước mắm ớt xanh nồng, tương ớt hoạc ăn kèm với giò chả.

Xin kính mời Quý ông bà, cô chú, anh chị đặt hàng để thưởng thức món bánh răng bừa dân giã này, để có thể cảm nhận được hết cái giá trị của người nông dân. Đó cũng là tấm lòng hiếu khách của cửa hàng bánh răng bừa Bà Điển. Phải thưởng thức để thấy hết vị ngon thôn quê đọng lại trong chiếc bánh nhỏ bé xinh xinh nhưng rất mặn mà.

Chắt lọc tinh túy từ lớp nghệ nhân tiền bối, Bánh Răng Bừa Bà Điển sáng tạo và đổi mới nhằm bảo tồn được những món bánh dân dã truyền thống không bị mai một và thất truyền trong nhịp sống hiện đại, đồng thời nâng tầm bánh dân gian lên, để bánh truyền thống có thể phát triển xa hơn nữa.

Xin cám ơn quý ông bà, cô chú, anh chị đã đồng hành cùng Quà Quê, Bánh Răng Bừa Bà Điển trên hành trình lưu giữ những tinh hoa bánh trái Việt. Hãy cùng chúng tôi viết tiếp câu chuyện bánh miền quê nhé, vì câu chuyện này không chỉ là về bánh trái, mà hơn thế nữa đó là câu chuyện của những con người đã dày công nhiều thế hệ làm nên những chiếc bánh ngon, câu chuyện của những thực khách đã phải lòng bánh trái miền quê.